Việt Nam điểm đến đầy tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài

Trước những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và tình trạng suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều quốc gia. Việt Nam vẫn luôn được đánh giá cao về sự ổn định.

Kinh tế Việt Nam đang trên đà khởi sắc.

Báo chí, các chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam đang dần trở nên khởi sắc và tiếp tục phục hồi trong thời gian tới. Theo ngân hàng phát triển châu Á, đã dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt 5,8%. Sự phục hồi kinh tế được thể hiện qua việc thúc đẩy xuất khẩu đã tăng trở lại trong tháng 9 vừa qua.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 9/2023 trong kỳ 2 (từ ngày 16/9 đến ngày 30/9/2023) đạt 30,85 tỷ USD. So với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 9/2023 tăng 9,9% (tương ứng tăng 2,78 tỷ USD). Kết quả này đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước trong 9 tháng đạt 496,30 tỷ USD. Riêng tổng giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 341,65 tỷ USD. Trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 154,65 tỷ USD.

Với kết quả trên, cán cân thương mại hàng hóa tính trong 9 tháng/2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 21,64 tỷ USD, gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm trước là 6,9 tỷ USD.

Giá trị xuất khẩu của một số nhóm hàng kỳ 2 tháng 9 năm 2023 so với kỳ 1 tháng 9 năm 2023
Giá trị xuất khẩu Việt Nam của một số nhóm hàng kỳ 2 tháng 9 năm 2023 so với kỳ 1 tháng 9 năm 2023

Riêng về tình hình xuất khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng khác. Tính trong 8 tháng/2023 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 26,84 tỷ USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng/2023 chủ yếu gồm Hoa Kỳ với 10,7 tỷ USD, giảm 18,8%; EU(27) với 3,78 tỷ USD, giảm 3,4%; Trung Quốc với 2,04 tỷ USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Trong bối cảnh khóa khăn trên toàn cầu, trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 17/10 đánh giá cao thành tự kinh tế của Việt Nam. Báo cáo chỉ ra rằng, cam kết vốn FDI tăng 31% so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn vốn FDI cam kết và giải ngân trong 9 tháng năm nay đạt lần lượt 20,2 tỷ USD và 15,9 tỷ USD.

Cũng theo báo cáo trên của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam khởi sắc trong quý III. Đạt mức tăng trưởng 5,3%, điều này phản ánh tiềm năng lớn của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Năm nay, không chỉ có các nhà đầu tư từ Mỹ, châu Âu mà số lượng nhà đầu tư châu Á cũng tăng áp đảo. Như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), các quỹ đầu tư nhà nước của Singapore và Malaysia… Với mong muốn tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang được cải tiến đáng kể

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI thu hút đạt trên 20 tỷ USD trong vòng 9 tháng qua, tăng gần 8% so với cùng kỳ. Triển vọng thu hút FDI cả năm nay được các chuyên gia dự báo có nhiều khả quan khi các dự án FDI mới cả về số lượng và giá trị tăng mạnh. Theo quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị được đưa ra và đúng thời điểm. Có nhiều dự án có chất lượng cao được định hướng hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả Hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia về hàng không, vũ trụ, năng lượng, công nghệ cao, ô tô… đã tạo điều kiện để thành lập các trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đồng thời, còn giúp mở rộng chuỗi sản xuất tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao tay nghề, chú trọng học tập và đào tạo.

Kết luận

Như vậy, Việt Nam đang có nhiều hy vọng về sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai. Sự kết hợp giữa chính sách hỗ trợ phát triển kịp thời cùng những nổ lực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Là tiền đề để nền kinh tế Việt Nam trong tương lai rất tích cực và đầy triển vọng.

Thông tìn từ các bài viết: https://vtv.vn/kinh-te/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-tin-tuong-vao-tiem-nang-cua-viet-nam-20231018090124924.htm

0357 671 616